Thời gian dậy chúng ta những bài học lớn lao: Ngoại giao Tòa Thánh và “bài học Việt Nam”

(Fides - Victor Gaetan)

(Trong thập kỷ 1965-1975, có từ 790.000 đến 1,14 triệu dân thường và binh lính Việt Nam thiệt mạng do chiến tranh trong khi quân đội Mỹ có hơn 58.000 lính tử vong.

Trong giai đoạn 1963-1973, Mỹ đã thả khoảng 4 triệu tấn bom napalm có sức tàn phá khủng khiếp xuống các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam, 2 triệu tấn ở Lào và nửa triệu tấn ở Campuchia. Ngược lại, 32.357 tấn bom napalm đã được sử dụng để tấn công Triều Tiên trong ba năm và 16.500 tấn được thả xuống Nhật Bản vào năm 1945)

Rome, theo Thông tấn xã Fides thì Mối quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam là một ví dụ điển hình về một trong bốn nguyên tắc chỉ đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô về xây dựng hòa bình: Thời gian lớn hơn không gian:

- 1. (Evangelii Gaudium các đoạn 222-223;

- 2. Lumen Fidei đoạn 57;

- 3. Laudato Si, đoạn 178;

- 4. Amoris Laetitia, đoạn 3, 261).

Lúc đầu, ngài dùng quy tắc các ngón tay cái có vẻ mơ hồ. Tuy nhiên, khi suy ngẫm về tiến trình từng bước xây dựng niềm tin của Tòa Thánh với chính quyền Hà Nội, chúng tôi thấy lời khuyên này phù hợp và mang tính thực tiễn như thế nào. Đó là một cách tiếp cận mà các nhà ngoại giao Vatican đã xử dụng trong nhiều thế kỷ, nhưng Đức Phanxicô đã trình bày nó theo cách mà các quốc gia, các nhà truyền giáo và các tín hữu có thể được hưởng lợi.

Chúng ta thấy ở Việt Nam sự tương phản giữa các mục tiêu của Vatican và nền chính trị quyền lực thế tục. Giống như Rome đang tiến gần hơn đến Hà Nội; Washington D.C. cũng đang nỗ lực đưa đất nước này vào quỹ đạo của mình, đặc biệt là thông qua việc bán vũ khí và một “quan hệ đối tác chiến lược” mới. Thời điểm có thể giống nhau, nhưng mục tiêu không thể khác hơn.

Tác động tích cực

Tháng 7 năm ngoái, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ Thủ tướng nước Việt Nam Ông Võ Văn Thưởng tại Phủ Tông Tòa. Việt Nam và Tòa Thánh đã ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt cho phép một đại diện của Đức Thánh Cha đến sống ở trong nước – lần đầu tiên kể từ năm 1975.

Tác động tích cực của tác động này có ngay lập tức: Thủ tướng Võ Văn Thưởng đã làm một chuyến thăm đầu tiên tới trụ sở các giám mục Công Giáo vào ngày 7 tháng 8 (tại Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Sài Gòn), cảm ơn hàng giáo phẩm về công tác bác ái, phòng chống đại dịch và truyền bá các thông điệp của Giáo hội. Truyền thông địa phương đưa tin rằng thủ tướng cho biết ông sẽ xem xét việc cho phép Giáo hội điều hành các cơ sở giáo dục bên cạnh các chương trình vườn trẻ hiện do các Nữ tu Công Giáo chăm sóc.

Mặc dù một số linh mục Việt Nam trên thế giới nghi ngờ rằng thỏa thuận sẽ chẳng mang lại những cải thiện đáng kể nào - đặc biệt ở cấp địa phương và các vùng nông thôn, các tín hữu thường xuyên bị quấy rối và các quan chức Cộng sản từ chối cấp phép xây dựng các nhà thờ - nhưng Vatican đã có một cơ quan đối thoại với chính phủ.

Thỏa thuận Rome-Hà Nội bắt nguồn từ nhiều thập kỷ ngoại giao thầm lặng và bền bỉ.

Dòng thời gian xây dựng niềm tin

Sau khi Quân đội Nhân dân lên nắm quyền ở Sài Gòn (thủ đô của miền Nam Việt Nam trước đây) và thống nhất đất nước vào năm 1975, không có linh mục nào được thụ phong từ năm 1976 đến năm 1990, nhưng chủ nghĩa vô thần không thể loại bỏ đức tin của hàng triệu người Công Giáo sùng đạo. Năm 1989, Giáo hoàng John Paul II đã cử Đức Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đến thăm Hà Nội và thiết lập các tiêu chuẩn hợp tác với chính phủ.

Dần dần, các nhóm Giáo Hội địa phương được tái hoạt động. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm thành lập một phòng khám sức khỏe nhỏ tại nhà mẹ đặc biệt vào năm 1992; họ đã mở rộng phòng khám khi chính phủ trả lại tu viện đã bị tịch thu. Trong mười bốn năm tiếp theo, các phái đoàn Vatican đã đến thăm Việt Nam khoảng mười hai lần.

Khi Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Quan hệ với các quốc gia, Hồng Y Pietro Parolin dẫn đầu một phái đoàn đến Việt Nam năm 2004, đây là lần đầu tiên sau gần 30 năm, phái đoàn được đến thăm giáo phận lớn nhất Việt Nam, đó là Giáo phận Xuân Lộc (nơi có hơn 30% dân số theo đạo Công Giáo). Đây là kết quả của nhiều năm thảo luận của các chuyến thăm trước đó, và quan trọng nhất là các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tuân thủ luật pháp một cách nghiêm chỉnh khiến chính phủ thấy rằng người Công Giáo không phải là một lực lượng gây bất ổn.

Ngược lại, như Đức Hồng Y Parolin nói với các phóng viên địa phương vào thời điểm đó, Giáo hội “chỉ yêu cầu được thực hiện sứ mệnh của mình một cách tự do, phục vụ đất nước và dân chúng”. Một năm sau, chính phủ phê chuẩn sắc lệnh mới về tôn giáo, cho phép Giáo hội thực hiện các hoạt động bác ái, cũng như đồng ý cho chủng viện Hà Nội mở rộng và tuyển sinh các lớp hàng năm.

Đến năm 2010, Nhóm làm việc chung Việt Nam - Tòa Thánh đồng thuận rằng Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú tại Việt Nam, cho phép chia sẻ các mối quan hệ song phương chưa được công nhận đầy đủ. Cuối cùng, chính phủ đã đồng ý với một kế hoạch kết hợp trong việc lựa chọn các giám mục, cho phép các giám mục địa phương tham khảo ý kiến của chính phủ để lập danh sách ba ứng cử viên được đệ trình lên Rome để tuyển chọn bổ nhiệm giám mục. Vấn đề chính phát sinh ra là đôi khi, các vị trí cần được bổ nhiệm phải chờ đợi lâu vì lý do đơn giản là chính phủ chưa hay chậm cho ý kiến.

Điều kiện được cải thiện kịp thời

Nhìn chung, chính sách ngoại giao kiên nhẫn này với Việt Nam đã mang lại kết quả. Giáo hội tiếp tục phát triển về số thành viên, ơn gọi và số trung tâm giáo dục mà Giáo hội trông coi. Các nhà thờ mới được xây dựng ngay cả ở những vùng xa xôi, chủ yếu do giáo dân đóng góp.

Giáo hội hợp tác chặt chẽ với tôn giáo lớn nhất Việt Nam là Phật giáo, đặc biệt trong việc chăm sóc bệnh nhân vào những giai đoạn cuối và các công tác từ thiện khác. Trong khi đó, hoạt động chính trị là lĩnh vực của giáo dân: các tín hữu đẩy mạnh phong trào biểu tình chống tham nhũng, hạn chế quyền tự do ngôn luận và quản lý môi trường yếu kém.

Những gì chúng ta thấy trong suốt 35 năm là cách Tòa Thánh hành động cùng với và thay mặt cho các giám mục và linh mục địa phương, từng bước xây dựng mối quan hệ với một chính phủ không mấy thiện cảm với Giáo hội (nếu không muốn nói là thù địch) - thông qua những cuộc đối thoại rất mệt mỏi để giảm thiểu đi những khác biệt giữa đôi bên, để tìm ra những điểm hiểu biết cụ thể nhất định. Khi Đức Phanxicô cổ vũ một nền văn hóa gặp gỡ, ngài đề xuất một tiến trình qua đó mọi người, với thiện chí, có thể chia sẻ các ý tưởng và tìm ra sự đồng thuận mà không đánh mất hoặc từ bỏ bản sắc riêng của mình.

Thời gian mở ra một mối quan hệ phát triển.

Mục tiêu chung được phát hiện, tiến bộ được thực hiện, dù không ai thấy “những kết quả ngay lập tức”, Đức Phanxicô cảnh báo trong Evangelii Gaudium (đoạn 223): “Ưu tiên thời gian có nghĩa là quan tâm đến việc bắt đầu các quá trình hơn là sở hữu không thời gian.”

Chiều kích thần học nâng cao sự cam kết của Giáo hội đối với cách tiếp cận này: Bằng cách bắt đầu một tiến trình hòa giải, Chúa Thánh Thần soi dẫn để hoàn thành nó. Bài học này có thể áp dụng trong đời sống cá nhân cũng như bình diện quốc tế.

Thống trị không gian và bán vũ khí

Trong khi đó, các chính phủ thế tục có xu hướng tập trung vào không gian bất cứ lúc nào vì họ quan tâm đến việc thống trị tình hình. Như Đức Phanxicô viết, “Ưu tiên không gian có nghĩa là điên cuồng…cố gắng chiếm hữu tất cả: không gian quyền lực và sự tự định.” (Evangelii Gaudium, đoạn 223)

Việt Nam một lần nữa đưa ra một điển hình đầy thú vị. Tháng trước, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Hà Nội, và chính phủ đôi bên công bố mối quan hệ đối tác chiến lược mới. Theo các nguồn truyền thông lớn bao gồm Reuters và Washington Post, Mỹ hy vọng sẽ bán một số vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Việt Nam, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-16 – mặc dù thực tế Việt Nam khoảng 80% vũ khí của quân đội nước này là do Nga cung cấp.

Tại sao Hoa Kỳ lại muốn thực hiện thương vụ mua bán khổng lồ này (vào thời điểm mà Lockheed Martin, tập đoàn sản xuất máy bay F-16, đang có lượng đơn đặt hàng còn tồn đọng lớn)? Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân là do Mỹ muốn phá vỡ mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Việt Nam và Liên Xô.

Một lý do khác mà OJ Sanchez, phó chủ tịch chương trình F-16 và F-22 của Lockheed cho hay: “Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để vượt qua đoạn đường nối đầu tiên đó trong năm nay và sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục tăng con số đó lên tới bốn - giao hàng mỗi tháng vào cuối năm 2025,” ông nói với Defense One bên lề hội nghị Hàng không, Không gian & trang mạng.

Lockheed dự kiến sẽ giao từ 6 đến 8 chiếc F-16 mới trong năm nay cho nhiều khách hàng khác nhau. Sau đó “mỗi năm sẽ có những bước tiến kế tiếp” cho đến khi công ty đạt được độ sản xuất 48 chiếc mỗi năm. Công ty đã giao chiếc máy bay chiến đấu F-16 Block 70 mới cho Bahrain vào tháng 3. Theo ông Lockheed thì Công ty cũng đang mở rộng cơ sở hạ tầng F-16 ở châu Âu. Công ty đã công bố vào tháng 8 rằng họ sẽ mở Trung tâm Huấn luyện F-16 Châu Âu tại Romania, nơi đã có 17 chiếc F16.

Nhưng chiến lược này không bỏ qua quan điểm phòng thủ mà Hà Nội duy trì. Được biết nước này theo đuổi một chiến lược “Bốn Không”, được khẳng định vào năm 1998 và tái khẳng định vào năm 2019, Việt Nam đã cam kết: không liên minh quân sự; không đứng về phía nước này để chống lại nước khác; không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình; không xử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Theo Ian Storey, một thành viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore đã được tờ New York Times trích dẫn: “Tôi cảm thấy ở một khía cạnh nào đó, Mỹ có những kỳ vọng không thực tế ở Việt Nam. Tôi không chắc họ hiểu hết được mối quan hệ nhạy cảm của Việt Nam với Trung Quốc và mối quan hệ giữa họ với Nga sâu sắc đến mức nào. Hiểu nông cạn những khía cạnh này có thể làm cho nước Mỹ bẽ bàng”.

Thời gian tiết lộ các bí mật

Một lợi điểm khác của thời gian quá khứ là cuối cùng chúng ta học được những điều làm thay đổi nhận thức của chúng ta về thực tế – thường là những thông tin mới đầy đủ và ê chề.

Hoa Kỳ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1995, điều này đặt ra câu hỏi: Mục đích của cuộc chiến ở Việt Nam là gì? Một linh mục Việt Nam đưa ra giả thuyết: “Tôi không đổ lỗi cho Mỹ. Họ quan tâm đến lợi ích riêng của họ. Họ đã hy sinh Việt Nam để đổi lấy ngoại giao với Trung Quốc.” Quả thực, chuyến đi lịch sử của Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh năm 1972 diễn ra trước khi Mỹ bỏ rơi Việt Nam ba năm sau đó. Những nghiên cứu mới làm kinh ngạc cho ta biết tại sao Hoa Kỳ đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng từ lâu trước khi thay đổi địa danh chính trị.

Những tiết lộ gây sốc cho chúng ta là cách Hoa Kỳ dúng tay vào các cuộc đảo chánh để thay thế kẻ cầm quyền – họ lên kế hoạch ám sát – vị tổng thống Công Giáo, Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu.

Tổng thống Diệm là một người Công Giáo ngoan đạo, gia đình ông di cư từ Bắc vào Nam vào những năm 1950. Ông lãnh đạo chống lại chủ nghĩa Cộng sản cũng như chủ nghĩa thực dân Pháp. Ông tôn trọng Phật giáo và nhìn thấy tiềm năng của họ trong việc phục hồi bản sắc Việt Nam, đặc biệt là trong nước, chống lại sự tuyên truyền của Cộng sản.

Một cuốn sách được xuất bản vào năm 2015 của Geoffrey Shaw là cuốn sách vén mở tầm mắt của chúng ta: The Lost Mandate of Heaven: nói người Mỹ phản bội Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam (Ignatius Press, 2015) với lời giới thiệu của học giả Dòng Tên James V. Schall, SJ. Cuốn sách viết việc TT Diệm đã dành hai năm đầu của những năm 1950 để viếng thăm Hoa Kỳ, ông được sống tại các tu viện của Dòng Maryknoll. Một Hồng Y người Mỹ đã giới thiệu cụ Diệm với các giới tinh hoa chính trị Mỹ.

Washington đã giúp cụ Diệm trở thành tổng thống vào năm 1955. Tuy nhiên, như tác giả giải thích, “Chính những phẩm chất mà họ ngưỡng mộ ở cụ Diệm sau này làm chính phủ Mỹ xung khắc với ông ta”.

TT Diệm biết rõ cuộc sống làng quê, với tư cách là một người giám quản trước đây. Ông biết hệ thống tư tưởng Cộng sản đã ăn sâu vào đất nước, nên ông cố gắng gột tẩy nó. Trong khi đó, Chính quyền Kennedy gây áp lực buộc ông phải “dân chủ hơn”. Cuốn sách lập luận một cách thuyết phục khi ông phản đối việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ vì sợ mất chủ quyền, họ đã ám sát ông và em ông một cách bi thảm!

Bằng cách sát hại TT Diệm, người mà lãnh đạo Cộng sản Hồ Chí Minh kính trọng, Hoa Kỳ đã tự đào hố chôn mình. Ông Shaw lập luận một cách thuyết phục rằng không ai có thể đánh bại Chủ nghĩa Cộng sản một khi TT Diệm mất đi!

Khi biết tin TT Diệm bị thảm sát, Hồ Chí Minh đã nói: "Tôi khó có thể tin rằng người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy".

Bộ Chính trị Bắc Việt còn đi xa hơn: “Hậu quả của cuộc đảo chính sẽ trái ngược với tính toán của đế quốc Mỹ”. “TT Diệm là một trong những thần tượng mạnh mẽ nhất chống lại chủ nghĩa Cộng sản.”

Chúng ta không nên quá bận tâm đến việc phân tích lịch sử chính trị trong một thời gian và không gian của một cường quốc lớn tiếp tục hợp lý hóa cạnh tranh quân sự và can thiệp chính trị đi ngược lại với đối thoại và ngoại giao.

Chúng ta hãy cầu xin cho những quan điểm được bền vững hơn, sự suy tư sâu sắc hơn và sự tôn trọng hòa bình được trổ sinh hoa trái bền lâu. (Thông tấn xã Fides, 24/10/2023)