Đức Thánh Cha kêu mời: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa’

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho “anh chị em Do Thái ở Israel”, được gửi tới Karma Ben Johanan, một nhà thần học chuyên về đối thoại Do Thái-Kitô giáo, và mời gọi mọi người làm việc cho hòa bình ở Thánh Địa.

(Tin Vatican - Roberto Cetera)

ĐTC viết: “Trái tim tôi gần gũi với các bạn, với Thánh địa, với tất cả các dân tộc sinh sống ở đó, người Israel và người Palestine, và tôi cầu nguyện cho khát vọng hòa bình có thể ngự trị nơi tất cả mọi người. Tôi muốn các bạn biết rằng các bạn gần gũi với tâm lòng của tôi và các bạn là trọng tâm của trái tim Giáo hội.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi những lời đó đến “anh chị em Do Thái ở Israel” trong một bức thư qua Karma Ben Johanan.

Karma Ben Johanan một nhà thần học về đối thoại Do Thái-Kitô giáo là một trong những người thúc đẩy trong những tuần gần đây, lời kêu gọi gửi đến Đức Thánh Cha, được ủng hộ bởi 400 giáo sĩ và học giả ký tên, kêu gọi củng cố tình hữu nghị Do Thái-Kitô giáo sau thảm kịch ngày 7 tháng 10.

“Chúng tôi vô cùng biết ơn sự tin tưởng và tinh thần hữu nghị mà Đức Thánh Cha và toàn thể Giáo hội đã tìm cách tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt đoàn kết các cộng đồng của chúng ta, Công Giáo và Do Thái.”

Đây là những lời cảm kích chân thành của nhà thần học Israel đối với bức tâm thư của Đức Thánh Cha gửi cho tờ L'Osservatore Romano vào thứ Bảy tại Jerusalem.

Trong bức thư đề ngày 2 tháng 2, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng Đất Thánh thật đáng tiếc không được loại trừ khỏi tình trạng hỗn loạn đang bao trùm thế giới và tạo thành một “cuộc chiến tranh thế giới từng phần” thực sự, đang gây ra “sự e ngại và đau đớn” lan rộng.

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng cuộc chiến đang diễn ra đã “tạo ra thái độ chia rẽ trong dư luận toàn cầu, điều này đôi khi dẫn đến các hình thức bài Do Thái và chống Do Thái giáo”.

“Tôi chỉ có thể nhắc lại rằng (...) mối quan hệ ràng buộc chúng tôi với các bạn là rất đặc biệt và duy nhất, mà không bao giờ có thể bị lu mờ, một cách tự nhiên, mối quan hệ mà Giáo hội có với những người khác cũng như sự cam kết đối với họ”, Đức Thánh Cha nói. “Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, những dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức bài Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và đạo Do Thái là một tội chống lại Thiên Chúa,” bày tỏ hy vọng của mình đối với "sự hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết để xóa bỏ những hiện tượng này."

Đề cập đến bức thư do các giáo sĩ và học giả về đối thoại Do Thái-Kitô giáo gửi cho ngài, Đức Thánh Cha cho biết ngài đánh giá rất cao nó.

“Tôi muốn bảo đảm với các bạn về sự gần gũi và tình cảm của tôi. Tôi ôm lấy từng người trong các bạn, và đặc biệt những người đang bị thống khổ, đau đớn, sợ hãi và thậm chí bị sự dữ tiêu diệt,” và ĐTC nói thêm: “Cùng với các bạn, chúng tôi thương tiếc những người đã chết, những người bị thương, và cầu xin Chúa Cha can thiệp và giúp chấm dứt chiến tranh và hận thù.”

Đức Thánh Cha nói: ngài hiểu rằng trong thời điểm hoang tàn này, thật khó để nhìn thấy “một chân trời tương lai ánh sáng thay thế bóng tối, trong đó tình bạn thay thế hận thù (...) Tuy nhiên, chúng ta, với tư cách là người Do Thái và người Công Giáo, là những nhân chứng chính xác cho điều đó, cho chân trời đó."

ĐTC kết thúc bức thư của mình bằng cách bày tỏ hy vọng rằng tất cả hoạt động cho hòa bình.

"Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm cùng nhau để đảm bảo rằng thế giới mà chúng ta để lại cho hậu thế sẽ tốt đẹp hơn, và tôi xác tín rằng chúng ta có thể tiếp tục cùng nhau hướng tới mục tiêu này."

Bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha, Karma Ben Johanan hoan nghênh lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nhà thần học Karma nói: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác để loại bỏ hận thù và bạo lực và mở ra những cánh cửa dẫn đến hòa bình đích thực cho tất cả, những người sống trên mảnh đất này: người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo”. Tôn giáo có thể là một lực lượng sáng tạo có khả năng mở ra những con đường vẫn còn bị đóng chặt!”