"Chúa đứng về phía những kẻ Yếu Hèn"

VATICAN (Zenit.org).-Bài huấn đức của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 15/2, mà ngài dành cho việc giải thích kinh Magnificat, thánh ca trong Tin Mừng Luca 1: 46-55.

Với bài này, ngài kết thúc chu kỳ giáo lý về những Thánh Vịnh và những thánh ca kinh Thánh được Đức Gioan Phaolô II khởi đầu trong năm 2001.

* * *

Anh chị em thân mến:

1. Chúng ta đã tới cùng cuộc hành trình dài do vị tiền nhiệm đáng yêu chúng ta, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đáng ghi nhớ muôn đời, đã khởi sự cách nay đúng năm năm. Trong những bài giáo lý của ngài, đức Giáo Hoàng vĩ đại đã muốn làm thành khuôn khổ cầu nguyện cơ bản của Phụng Vụ các Giờ Kinh và Kinh Chiều qua toàn diện chuỗi các Thánh Vịnh và thánh ca. Đã tới hết cuộc hành trình này xuyên qua các bản văn, như một hành trình xuyên qua một vườn đầy những hoa ca ngợi, cầu xin, khẩn nguyện và chiêm ngắm, bây giờ chúng ta dành chỗ cho thánh ca đóng ấn toàn diện sự cử hành Kinh Chiều là Kinh Magnificat (Lc 1: 46-55).

Đó là một thánh ca mặc khải linh đạo của những "anawim" trong kinh thánh, tức là của những tín hữu nhận biết mình là những kẻ "nghèo" không những vì họ dứt mối liên hệ với tất cả sự thờ ngẫu trượng, tiền của và chức quyền, nhưng cũng do lòng họ khiêm tốn sâu xa, thoát khỏi sự cám dỗ kiêu căng, mở lòng đón ân sủng thần linh cứu độ. Toàn diện kinh Magnificat, chúng ta vừa nghe Ca Đoàn Sistine giải thích, được đặc điểm hóa bởi "sự khiêm nhượng này," trong tiếng Hy Lạp "tapeinosis," từ ngữ chỉ một tình huống khiêm tốn và nghèo nàn cụ thể.

2. Phần thứ nhất thánh ca của Đức Maria (x. Luke 1: 46-50) là như một người độc tấu cất tiếng mình thấu trời ca ngợi Chúa. Trên thực tế, đáng chú ý là việc sử dụng ngôi thứ nhất luôn vang dội: "linh hồn tôi., thần trí tôi.,Đấng Cứu độ tôi.,sẽ khen tôi có phúc.,đã làm những sự trọng đại trong tôi.." Linh hồn của sự cầu nguyện, do đó là sự cử hành về ân sủng Chúa đã xuống trong lòng và cuộc đời của Đức Maria, Ngài trở nên Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta nghe chính xác tiếng nói của Đức Trinh Nữ nói như vậy về Đấng Cứu độ của ngài, đấng đã làm những sự trọng đại trong linh hồn và thân xác của ngài.

Cấu trúc sâu sắc thánh ca cầu nguyện của ngài là sư ngợi khen, cảm tạ, niềm vui đầy sự biết ơn. Nhưng chứng từ cá nhân này không phải là đơn độc và riêng tư, hoàn toàn theo chủ nghĩa cá nhân, vì Đức Trinh Nữ Maria ý thức rằng ngài có một sứ vụ phải hoàn tất cho nhân loại và sự sống của ngài được đóng khung trong lịch sử cúu độ. Như vậy ngài có thể nói: "Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người" (c.50). Với lời ngợi khen này dâng lên Chúa, Đức Trinh Nữ ban tiếng nói cho tất cả tạo vật được cứu chuộc sau tiếng "fiat" của ngài, những tạo vật trong hình dáng Chúa Giêsu, sinh ra bởi Đức Trinh Nữ, gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa.

3. Tại điểm này phát triển phần thứ hai có tính thi thơ và thiêng liêng của kinh Magnificat (x. cc 51-55). Phần này có giọng của một ca đoàn, dường như với tiếng của Đức Maria được nối tiếp tiếng của cộng đồng tín hữu, cử hành những quyết định kinh hoàng của Thiên Chúa.

Trong tiếng Hy lạp nguyên thủy của Tin Mừng Thánh Luca, chúng ta gặp bảy động tự thể aorist chỉ rõ nhiều hành động khác Chúa đã thực hiện thường xuyên trong lịch sử: "Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh., dẹp tan phường lòng trí kiêu căng., Chúa hạ bệ những ai quyền thế., Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.,kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư., người giàu có lại đuổi về tay trắng., Chúa độ trì Israel tôi tớ của Người."

Trong bảy công trình thần linh này rành rành là "văn thể", trong đó Chúa lịch sử truyền cảm hứng cho cách ứng xử của Người: Người đặt mình trong phía những kẻ rốt nhất. Thường thường chương trình của Người được giấu kín dưới địa thế tối tăm những thăng trầm nhân loại, trong đó "những kẻ kiêu căng," những "người quyền thế" và những "người giàu có" đắc thắng. Nhưng, cuối cùng, sức mạnh thầm kín này nhằm bày tỏ những ai được Chúa yêu thích thật sự: "những kẻ trung tín" với Lời Người, "những kẻ khiêm nhượng," "những kẻ đói khát." "Israel tôi tớ của Người," nghĩa là, cộng đồng Dân Chúa được làm thành, như Đức Maria, bởi những kẻ "nghèo," thanh sạch và đơn sơ trong lòng. Đó là "đoàn chiên nhỏ" mà Chúa Giêsu kêu mời đừng có sợ, vì Chúa Cha đã muốn ban cho nó nước của Người (x. Lc 12:32). Như vậy, thánh ca này mời chúng ta kết hợp chúng ta với đoàn chiên nhỏ này hầu thật sự nên những thành phần Dân Chúa trong sự thanh sạch và đơn sơ cõi lòng, trong tình yêu của Thiên Chúa.

4. Chúng ta hãy chấp nhận lời mời Thánh Ambrosiô gởi đến chúng ta trong bài giải thích của ngài về kinh Magnificat. Tiến sĩ vĩ đại của Giáo Hội khuyên rằng: "Trong tâm hồn của mỗi người ước chi Đức Maria có thể ngợi khen Chúa, trong mỗi người ước chi lòng trí của Đức Maria vui mừng trong Chúa; nếu, theo xác thịt, Chúa Kitô có một mẹ duy nhất, thì theo đức tin tất cả các linh hồn sinh Chúa Kitô; trên thực tế, mỗi một người nhận lãnh trong chính mình Lời của Thiên Chúa.

Linh hồn của Đức Maria ngợi khen Chúa và lòng trí ngài vui mừng trong Thiên Chúa vì, được thánh hiến với linh hồn và lòng trí của ngài cho Chúa Cha và Chúa Con, ngài thờ lạy với lòng yêu mến sốt sắng một Thiên Chúa duy nhất, từ Người mọi sự đều phát xuất, và một Đức Chúa duy nhất, nhờ Người mà mọi sự hiện hữu." ("Esposizione del Vangelo Secondo Luca," 2, 26-27: Saemo, XI, Milan-Rome, 1978,p.169).

Trong bài giải thích đáng khâm phục này về Kinh Magnificat của Thánh Ambrosiô luôn luôn xúc động bởi lời nói kinh hoàng này: "Nếu, theo xác thịt, Chúa Kitô chỉ có một người mẹ duy nhất, thì theo đức tin tất cả các linh hồn sinh Chúa Kitô; trên thực tế, mỗi người nhận lãnh trong mình Lời của Thiên Chúa." Như vậy vị thánh tiến sĩ, khi giải thích những lời của chính Đức Trinh Nữ, mời chúng ta dâng cho Chúa một chỗ ở trong linh hồn và trong đời sống chúng ta. Không những chúng ta phải mang Người trong lòng chúng ta, nhưng chúng ta phải đưa Người đến cho thế giới, hầu chúng ta cũng có thể sinh Chúa Kitô cho những thời đại chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta ngợi khen Người với lòng trí và linh hồn của Đức Maria và lại đưa Chúa Kitô đến thế giới chúng ta.

Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đọc bản tóm bằng tiếng Anh:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta kết thúc chu kỳ những suy niệm, do vị tiền nhiệm đáng yêu của tôi Đức Gioan Phaolo II đã bắt đầu, về những Thánh Vịnh và những thánh ca gặp trong Phụng vụ các Giờ Kinh.

Chúng ta làm vậy với một bài suy gẫm về kinh Magnificat, tán dương những người nghèo trong kinh thánh, "những anawim," những kẻ sống trong sự khiêm tốn sâu xa cõi lòng và cởi mở cho ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Họ thoát khỏi sự kiêu căng và dứt bỏ những khát vọng đối với sự cao sang loài người.

Phần thứ nhất thánh ca diễn tả Đức Maria vui mừng trong ân sủng đến trong lòng và đời sống của ngài. Ngài làm như vậy với tư cách cá nhân, nhưng cũng ý thức về sứ vụ của ngài đối với nhân loại.

Phần thứ hai đặt những lời ngợi khen của Đức Maria trong sự hài hoà với toàn diện lịch sử của những người tín hữu. Những lời đó ca ngợi những lựa chọn lạ lùng của Thiên Chúa Đấng "dẹp tan phường lòng trí kiêu căng". "hạ bệ những ai quyền thế". "ban của đầy dư cho kẻ đói nghèo."

Chúng ta hãy kết thúc bằng cách liên kết chính chúng ta với lời mời của Thánh cả Ambrosiô: " Mong sao mỗi người chúng ta tôn vinh Thiên Chúa với linh hồn Đức Maria và vui mừng trong Chúa với lòng trí Đức Maria."

Sau đó Đức Giáo hoàng chào những người hành hương trong nhiều tứ tiếng. Trong tiếng Anh ngài nói:

Tôi hân hạnh chào mừng tất cả những khách thăm viếng và những người hành hương hiện diện trong buổi tiếp kiến hôm nay. Tôi gởi tới những lời chào đặc biệt tới các nhóm từ Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan, Đan Mạch, Na Uy và Hoa Kỳ. Mong sao thời gian anh chị em ở tại Roma tăng cường đức tin anh chị em và đổi mới tình yêu của anh chị em đối với Chúa và Mẹ Chí Thánh của Người, Xin Thiên Chúa chúc lành anh chị em tất cả!