Công Nghị Lãnh ÐẠo Công Giáo Hoa Kỳ--Sự Hiện Diện Sống ÐỘng Của Chúa Thánh Thần
Sau bốn ngày hội thảo từ mồng 1 đến mồng 4 tháng 7, 2017, Công Nghị Lãnh Ðạo Công Giáo: Niềm Vui Tin Mừng Trên Ðất Hoa Kỳ (Convocation of Catholic Leaders: The Joy of the Gospel in America) đã kết thúc với sứ điệp sai đi loan báo Tin Mừng khắp nơi, đặc biệt đến các vùng ngoại biên của Giáo Hội.
“Chúng ta đang ở trong thời khắc vô cùng ý nghĩa của quốc gia nầy”, Ðức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, giảng trong thánh lễ bế mạc. Ngài nhắc nhở các đại biểu tham dự, “Hãy dấn thân trong sứ vụ một cách khiêm nhường” với niềm xác tín sâu xa "Ðức Giêsu cùng đồng hành khi anh chị em liên kết trong Mình và Máu Thánh của Người."
Là một biến cố chưa từng xảy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại thành phố Orlando, Florida, Công Nghị qui tụ trên 3500 đại biểu bao gồm 160 giám mục, Hồng Y, hằng trăm linh mục, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân lãnh đạo đến từ 155 giáo phận và 200 tổ chức, phong trào và hội đoàn toàn quốc. Khoảng hai chục tham dự viên người Việt, là đại biểu của một số giáo phận, dòng tu, của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và phong trào Cursillo Hoa Kỳ.
Khởi đầu Công Nghị
Trong bài giảng thánh lễ khai mạc công nghị, Ðức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, nói rằng người môn đệ của thế kỷ thứ 21 phải là “chứng nhân của niềm vui”. Ngài nói, “Người ta có thể nói họ không muốn 'tin, cậy, mến', nhưng họ không thể khước từ niềm vui.” Ngài nhấn mạnh, "công nghị là thời điểm để nhận ra Chúa Kitô đang kêu mời các môn đệ liên kết với nhau và được sai đi loan báo Tin Mừng trong niềm vui”. Ngài tiếp, “Ðức Maria là mẫu gương của người môn đệ, với hiệp nhất, niềm vui và sứ vụ”.
Trọng tâm của các sứ điệp xoay quanh chủ đề làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Trong ngày đầu, sáu nhóm hội thảo được sắp xếp theo từng giới: giám mục, các cha sở, lãnh đạo giáo phận, lãnh đạo giáo dân của các tổ chức, phong trào, hội đoàn. Các ngày tiếp theo, các đại biểu, không phân biệt thành phần, được phân tán theo từng nhóm với các chủ đề chuyên biệt.
Theo mô thức của tĩnh tâm, công nghị được khởi sự và kết thúc mỗi ngày với kinh nguyện. Ngày khai mạc, nhằm vào thứ Bảy, giờ kinh tối biệt kính Ðức Mẹ với việc lần chuỗi bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt. Mỗi ngày, thánh lễ được cử hành long trọng trong đại sảnh của khách sạn Hyatt Regency, và hai phòng lớn gần đó được sắp xếp cho việc chầu Thánh Thể và bí tích Hòa Giải.
Các bài diễn văn chính trước toàn thể công nghị, nhiều giáo dân là diễn giả cùng với các Hồng Y và giám mục. Nội dung các đề tài sau đó được quãng diễn thêm với một ban thuyết trình gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Trong suốt hội nghị, nhiều cuộc thảo luận nhóm nhỏ được sắp xếp theo chuyên đề tại các phòng hội riêng biệt.
Viễn kiến của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan công cuộc truyền giáo, phản ánh trong thông điệp “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium”) được nhắc đến nhiều trong các bài thuyết trình và thảo luận nhóm nhỏ. Các đại biểu được tự do lựa chọn tham dự đề tài và thảo luận tùy theo sứ vụ hoặc ý thích của mình.
Trong gần 100 phiên họp nhóm nhỏ, các đề tài được thảo luận bao gồm nhiều khía cạnh đời sống hiện hành của người tín hữu Hoa Kỳ: kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, xã hội, truyền thông, di dân, gia đình, giới trẻ, sắc dân, giới tính, nhu cầu chăm sóc y tế...
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám Mục Washington DC, trong một bài thuyết trình chính, nói rằng người Công Giáo thường không cảm thấy dễ chịu với ý tưởng loan báo Tin Mừng, "nhưng họ cần bước ra ngoài chính con người của mình để nói với người khác về niềm tin của mình, đó là điều mà ĐGH Phanxicô yêu cầu."
Ông Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của tổ chức Knight Columbus, một người nổi danh trong Giáo Hội Hoa Kỳ, từng dẫn đầu các nổ lực bảo vệ tự do tôn giáo và cổ võ sự hiện diện người Khi tô hữu tại miền đất khắt khe Trung Ðông, trong bài diễn văn chính ngày thứ ba công nghị, đã nói đến nhu cầu đáp ứng các quan tâm truyền giáo cho các vùng ngoại biên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng “Vươn ra người láng giềng của chúng ta là khó khăn hơn vì nó đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua khu an toàn cá nhân nhằm nổ lực nhiều hơn.”
Bước ra vùng ngoại biên để rao giảng
Ông nói rằng, để thấu hiểu hơn chúng ta hôm nay là ai, cần nhớ những lời của Ðức Thánh Cha Phanxicô, “Chúng ta phải là một cộng đồng truyền giáo được chất đầy niềm vui, một cộng đồng trong trạng thái ra đi liên lỉ”.
Bài phát biểu của ông sau đó được Tổng Giám Mục Jóse Gomez, Los Angeles, tiếp nối khi ngài vẽ ra một viễn ảnh cho Giáo Hội trong thời hiện đại. Ngài nói rằng, "ÐGH Phanxicô khi vừa đắc cử giáo hoàng năm 2013 đã kêu gọi toàn Giáo Hội, vượt ra khỏi chính mình đi đến các vùng ngoại biên để rao giảng".
Với cái nhìn sắc bén, ngài nói, “Vùng ngoại biên có chiều kích vừa xã hội học vừa là địa lý". Ðó là nơi, “hơn là một vị trí địa lý… người ta nghèo đói không chỉ về phương diện vật chất mà còn về tinh thần”. Ngài tiếp, “Người nghèo ở ngay cạnh chúng ta, nhiều người đang đói khát tinh thần.”
Vào cuối thánh lễ bế mạc, Tổng Giám Mục Christopher Pierre, sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, chúc mừng các đại biểu tham dự đã có bốn ngày hội thảo sống động. Ngài nhắc lại những điểm chính của các bài thuyết trinh và khuyến khích các đại biểu thực hiện hoài bão loan báo Tin Mừng tại các cộng đồng của mình, "với tinh thần của người tông đồ, để đem niềm an ủi và hòa bình cho những con người đau khổ”.
Vị sứ thần tham dự từ ngày đầu và hiện diện suốt bốn ngày công nghị nói rằng , “Ðây chính là thời của Giáo Hội Hoa Kỳ”. Và ngài kêu gọi, “Hãy làm chứng với đời sống của chính mình, như là sứ giả truyền giáo mà Ðức Thánh Cha kêu gọi”. “Chúa Thánh Thần đang hiện diện sống động trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Tôi sẽ tường trình lên Ðức Thánh Cha sự dấn thân quảng đại của anh chị em, các tông đồ truyền giáo với tình yêu lớn lao dành cho Giáo Hội”.
“Chúng ta đang ở trong thời khắc vô cùng ý nghĩa của quốc gia nầy”, Ðức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, giảng trong thánh lễ bế mạc. Ngài nhắc nhở các đại biểu tham dự, “Hãy dấn thân trong sứ vụ một cách khiêm nhường” với niềm xác tín sâu xa "Ðức Giêsu cùng đồng hành khi anh chị em liên kết trong Mình và Máu Thánh của Người."
Là một biến cố chưa từng xảy ra trong Giáo Hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại thành phố Orlando, Florida, Công Nghị qui tụ trên 3500 đại biểu bao gồm 160 giám mục, Hồng Y, hằng trăm linh mục, tu sĩ và hàng ngàn giáo dân lãnh đạo đến từ 155 giáo phận và 200 tổ chức, phong trào và hội đoàn toàn quốc. Khoảng hai chục tham dự viên người Việt, là đại biểu của một số giáo phận, dòng tu, của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam và phong trào Cursillo Hoa Kỳ.
Khởi đầu Công Nghị
Trong bài giảng thánh lễ khai mạc công nghị, Ðức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, nói rằng người môn đệ của thế kỷ thứ 21 phải là “chứng nhân của niềm vui”. Ngài nói, “Người ta có thể nói họ không muốn 'tin, cậy, mến', nhưng họ không thể khước từ niềm vui.” Ngài nhấn mạnh, "công nghị là thời điểm để nhận ra Chúa Kitô đang kêu mời các môn đệ liên kết với nhau và được sai đi loan báo Tin Mừng trong niềm vui”. Ngài tiếp, “Ðức Maria là mẫu gương của người môn đệ, với hiệp nhất, niềm vui và sứ vụ”.
Theo mô thức của tĩnh tâm, công nghị được khởi sự và kết thúc mỗi ngày với kinh nguyện. Ngày khai mạc, nhằm vào thứ Bảy, giờ kinh tối biệt kính Ðức Mẹ với việc lần chuỗi bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Việt. Mỗi ngày, thánh lễ được cử hành long trọng trong đại sảnh của khách sạn Hyatt Regency, và hai phòng lớn gần đó được sắp xếp cho việc chầu Thánh Thể và bí tích Hòa Giải.
Các bài diễn văn chính trước toàn thể công nghị, nhiều giáo dân là diễn giả cùng với các Hồng Y và giám mục. Nội dung các đề tài sau đó được quãng diễn thêm với một ban thuyết trình gồm giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Trong suốt hội nghị, nhiều cuộc thảo luận nhóm nhỏ được sắp xếp theo chuyên đề tại các phòng hội riêng biệt.
Viễn kiến của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô liên quan công cuộc truyền giáo, phản ánh trong thông điệp “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium”) được nhắc đến nhiều trong các bài thuyết trình và thảo luận nhóm nhỏ. Các đại biểu được tự do lựa chọn tham dự đề tài và thảo luận tùy theo sứ vụ hoặc ý thích của mình.
Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám Mục Washington DC, trong một bài thuyết trình chính, nói rằng người Công Giáo thường không cảm thấy dễ chịu với ý tưởng loan báo Tin Mừng, "nhưng họ cần bước ra ngoài chính con người của mình để nói với người khác về niềm tin của mình, đó là điều mà ĐGH Phanxicô yêu cầu."
Ông Carl Anderson, Hiệp Sĩ Tối Cao của tổ chức Knight Columbus, một người nổi danh trong Giáo Hội Hoa Kỳ, từng dẫn đầu các nổ lực bảo vệ tự do tôn giáo và cổ võ sự hiện diện người Khi tô hữu tại miền đất khắt khe Trung Ðông, trong bài diễn văn chính ngày thứ ba công nghị, đã nói đến nhu cầu đáp ứng các quan tâm truyền giáo cho các vùng ngoại biên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng “Vươn ra người láng giềng của chúng ta là khó khăn hơn vì nó đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua khu an toàn cá nhân nhằm nổ lực nhiều hơn.”
Bước ra vùng ngoại biên để rao giảng
Ông nói rằng, để thấu hiểu hơn chúng ta hôm nay là ai, cần nhớ những lời của Ðức Thánh Cha Phanxicô, “Chúng ta phải là một cộng đồng truyền giáo được chất đầy niềm vui, một cộng đồng trong trạng thái ra đi liên lỉ”.
Bài phát biểu của ông sau đó được Tổng Giám Mục Jóse Gomez, Los Angeles, tiếp nối khi ngài vẽ ra một viễn ảnh cho Giáo Hội trong thời hiện đại. Ngài nói rằng, "ÐGH Phanxicô khi vừa đắc cử giáo hoàng năm 2013 đã kêu gọi toàn Giáo Hội, vượt ra khỏi chính mình đi đến các vùng ngoại biên để rao giảng".
Vào cuối thánh lễ bế mạc, Tổng Giám Mục Christopher Pierre, sứ thần tòa thánh tại Hoa Kỳ, chúc mừng các đại biểu tham dự đã có bốn ngày hội thảo sống động. Ngài nhắc lại những điểm chính của các bài thuyết trinh và khuyến khích các đại biểu thực hiện hoài bão loan báo Tin Mừng tại các cộng đồng của mình, "với tinh thần của người tông đồ, để đem niềm an ủi và hòa bình cho những con người đau khổ”.
Vị sứ thần tham dự từ ngày đầu và hiện diện suốt bốn ngày công nghị nói rằng , “Ðây chính là thời của Giáo Hội Hoa Kỳ”. Và ngài kêu gọi, “Hãy làm chứng với đời sống của chính mình, như là sứ giả truyền giáo mà Ðức Thánh Cha kêu gọi”. “Chúa Thánh Thần đang hiện diện sống động trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Tôi sẽ tường trình lên Ðức Thánh Cha sự dấn thân quảng đại của anh chị em, các tông đồ truyền giáo với tình yêu lớn lao dành cho Giáo Hội”.