Tin vào Chúa Giêsu sẽ mang lại ý nghĩa tròn đầy cho tình bác ái
Trong buổi triều yết hôm Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng con đường hoàn thiện nằm ở chỗ tin tưởng vào Ngài và thực hiện tình bác ái liên đới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Mt 16, 13-20), trong đó thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa.
Trong đoạn, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ về danh tính của Ngài, và dẫn họ tiến xa hơn trong mối tương quan thân tình với Ngài.
“Thật vậy, ” Đức Thánh Cha nói, “toàn bộ cuộc hành trình của Chúa Giêsu với các môn sinh theo Ngài, đặc biệt với Nhóm Mười Hai, là giáo huấn đức tin của họ.”
Do dự khi đối diện với huyền nhiệm
Trước tiên, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ “người ta nói Ngài là ai? ” Đức Thánh Cha nói: “Nói về người khác thì không đòi hỏi nhiều, mặc dù trong trường hợp của đức tin chứ không phải là chuyện thông thường được yêu cầu.”
Sau đó, Chúa Giêsu hỏi chình các ông: "Còn các con? ... Các con nói Thầy là ai? "
ĐTC Phanxicô nói câu hỏi thứ hai này chạm vào cốt lõi của các tông đồ.
“Tại thời điểm này, chúng ta nhận thấy có một khoảnh khắc im lặng, khi các ngài bị đặt mình vào nhóm những kẻ theo Chúa Giêsu, thì phải có một lý do chính đáng nào chứ."
Phản ứng rắn như đá
Phêrô trả lời một cách tự tin: "Thầy là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa hằng sống."
Đức Thánh Cha cho biết đây là câu trả lời “đầy đủ và sáng suốt”, là kết quả của “một ân ban đặc biệt từ Chúa Cha trên trời”.
Và Chúa Giêsu thừa nhận câu đáp trả nhanh chóng của Phêrô là một ân ban và Chúa khen ngợi đức tin của ông và gọi ông là “tảng đá” không thể lay chuyển mà Ngài muốn xây dựng Hội Thánh của Ngài.”
Đối với tôi, Chúa Kitô là ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở cho các tín hữu rằng ngày nay cùng câu hỏi đó, Chúa Giêsu muốn hỏi mỗi người chúng ta: “Còn con, con nói Thầy là ai? ”
ĐTC nói: “Đây là một câu hỏi không phải để có một câu trả lời lý thuyết xuông, mà là một câu hỏi liên quan đến niềm tin, tức là cuộc sống, bởi vì đức tin là sự sống!”
Đức Thánh Cha cho biết, câu trả lời của chúng ta trước câu hỏi của Chúa Giêsu, đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha bên trong chúng ta, “và hòa hợp với những gì mà Giáo hội, nhân danh thánh Phêrô tiếp tục rao giảng”.
“Vấn đề là phải hiểu Đấng Cứu Thế là ai đối với chúng ta: Có phải Ngài là trung tâm của đời sống chúng ta và là mục tiêu dấn thân của chúng ta trong Giáo hội và trong xã hội không.”
Từ thiện trong đức tin
Sau đó, Đức Thánh Cha suy tư về mối tương quan giữa lòng bác ái và đức tin vào Chúa Giêsu.
ĐTC nói, các cộng đoàn Công Giáo phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc mục vụ cho những người đang phải đối diện với nhiều mặt: nghèo đói và khủng hoảng. “Từ thiện luôn là con đường cao cả của sự hoàn thiện”.
Tuy nhiên, ĐTC nói những việc làm liên đới tới bác ái từ thiện không thể “làm chúng ta suy giảm việc kết hợp với Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha nói: “Những việc Từ thiện Kitô giáo không phải là việc bác ái đơn thuần, một mặt nó nhìn người khác qua ánh nhìn của chính Chúa Giêsu và mặt khác, nhìn thấy Chúa Giêsu đang đối diện với người nghèo.”
Đức Maria: Người hướng đạo đầy đức tin của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng lời cầu xin sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria trong hành trình Kitô giáo của chúng ta.
“Cầu xin Mẹ Rất Thánh, đầy ơn phước vì Mẹ đã tin, là người hướng dẫn và nêu gương cho chúng ta trên hành trình đức tin vào Chúa Kitô, cho chúng ta biết rằng sự tin cậy nơi Ngài mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho lòng bác ái và cho sự hiện diện sống còn của chúng ta.”
Trong buổi triều yết hôm Chủ Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô nói Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng con đường hoàn thiện nằm ở chỗ tin tưởng vào Ngài và thực hiện tình bác ái liên đới.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước khi đọc kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin Mừng trong ngày (Mt 16, 13-20), trong đó thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa.
Trong đoạn, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ về danh tính của Ngài, và dẫn họ tiến xa hơn trong mối tương quan thân tình với Ngài.
“Thật vậy, ” Đức Thánh Cha nói, “toàn bộ cuộc hành trình của Chúa Giêsu với các môn sinh theo Ngài, đặc biệt với Nhóm Mười Hai, là giáo huấn đức tin của họ.”
Do dự khi đối diện với huyền nhiệm
Trước tiên, Chúa Giêsu hỏi các tông đồ “người ta nói Ngài là ai? ” Đức Thánh Cha nói: “Nói về người khác thì không đòi hỏi nhiều, mặc dù trong trường hợp của đức tin chứ không phải là chuyện thông thường được yêu cầu.”
Sau đó, Chúa Giêsu hỏi chình các ông: "Còn các con? ... Các con nói Thầy là ai? "
ĐTC Phanxicô nói câu hỏi thứ hai này chạm vào cốt lõi của các tông đồ.
“Tại thời điểm này, chúng ta nhận thấy có một khoảnh khắc im lặng, khi các ngài bị đặt mình vào nhóm những kẻ theo Chúa Giêsu, thì phải có một lý do chính đáng nào chứ."
Phản ứng rắn như đá
Phêrô trả lời một cách tự tin: "Thầy là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa hằng sống."
Đức Thánh Cha cho biết đây là câu trả lời “đầy đủ và sáng suốt”, là kết quả của “một ân ban đặc biệt từ Chúa Cha trên trời”.
Và Chúa Giêsu thừa nhận câu đáp trả nhanh chóng của Phêrô là một ân ban và Chúa khen ngợi đức tin của ông và gọi ông là “tảng đá” không thể lay chuyển mà Ngài muốn xây dựng Hội Thánh của Ngài.”
Đối với tôi, Chúa Kitô là ai?
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhắc nhở cho các tín hữu rằng ngày nay cùng câu hỏi đó, Chúa Giêsu muốn hỏi mỗi người chúng ta: “Còn con, con nói Thầy là ai? ”
ĐTC nói: “Đây là một câu hỏi không phải để có một câu trả lời lý thuyết xuông, mà là một câu hỏi liên quan đến niềm tin, tức là cuộc sống, bởi vì đức tin là sự sống!”
Đức Thánh Cha cho biết, câu trả lời của chúng ta trước câu hỏi của Chúa Giêsu, đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe tiếng nói của Chúa Cha bên trong chúng ta, “và hòa hợp với những gì mà Giáo hội, nhân danh thánh Phêrô tiếp tục rao giảng”.
“Vấn đề là phải hiểu Đấng Cứu Thế là ai đối với chúng ta: Có phải Ngài là trung tâm của đời sống chúng ta và là mục tiêu dấn thân của chúng ta trong Giáo hội và trong xã hội không.”
Từ thiện trong đức tin
Sau đó, Đức Thánh Cha suy tư về mối tương quan giữa lòng bác ái và đức tin vào Chúa Giêsu.
ĐTC nói, các cộng đoàn Công Giáo phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc mục vụ cho những người đang phải đối diện với nhiều mặt: nghèo đói và khủng hoảng. “Từ thiện luôn là con đường cao cả của sự hoàn thiện”.
Tuy nhiên, ĐTC nói những việc làm liên đới tới bác ái từ thiện không thể “làm chúng ta suy giảm việc kết hợp với Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha nói: “Những việc Từ thiện Kitô giáo không phải là việc bác ái đơn thuần, một mặt nó nhìn người khác qua ánh nhìn của chính Chúa Giêsu và mặt khác, nhìn thấy Chúa Giêsu đang đối diện với người nghèo.”
Đức Maria: Người hướng đạo đầy đức tin của chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng lời cầu xin sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria trong hành trình Kitô giáo của chúng ta.
“Cầu xin Mẹ Rất Thánh, đầy ơn phước vì Mẹ đã tin, là người hướng dẫn và nêu gương cho chúng ta trên hành trình đức tin vào Chúa Kitô, cho chúng ta biết rằng sự tin cậy nơi Ngài mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho lòng bác ái và cho sự hiện diện sống còn của chúng ta.”