Thế Vận Hội sắp bắt đầu tại Tokyo: Tình huynh đệ là huy chương quý giá nhất

Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng khai mạc Thế vận hội Olympic trong nỗi lo âu phập phồng của cái bóng ma vô vi cô vít đại dịch. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn về thể thao như con đường xây dựng sự hòa hợp giữa các dân tộc.

(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)

Một số bình luận gia đã cho Thế vận hội Olympic Tokyo là một "Thế vận hội buồn tẻ nhất". Để tránh sự lây lan của Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ không có khán giả trong các cuộc tranh tài, các lực sĩ đạt giải không được phép ôm nhau và ngay cả việc không đeo huy chương vào cổ để tránh mọi va chạm và nguy cơ lây lan Covid!...

Sau một năm Thế vận hội bị trì hoãn vì đại dịch, Nhật Bản đang chuẩn bị trải nghiệm sự kiện thể thao hàng đầu thế giới với những cảm xúc trái ngược: vui - buồn, tự hào - lo lắng. Trong Thế vận hội này, “lần đầu tiên” mọi biện pháp được thực hiện nhằm chống lại Covid nghiêm ngặt, có lẽ ý nghĩa (và giá trị) của sự kiện năm chiếc nhẫn gắn liền với nhau mang tính biểu tượng và tinh thần huynh đệ giữa các dân tộc, sẽ nói lên đầy đủ ý nghĩa. Đó là một thông điệp mà tất cả chúng ta đều thấy mình đang ở "cùng một cuộc hành trình chung trên một con thuyền" và phải đối diện với nhiều khó khăn, cũng như sự thay đổi bất ngờ của thời đại với những hậu quả khó lường.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đến tiềm năng giáo dục của thể thao dành cho những người trẻ, tầm quan trọng của việc “đặt mình lên hàng đầu” và giá trị của việc chơi công bằng, cũng như - và ngài đã làm như vậy ngay cả trong những ngày nằm viện tại Bệnh viện Gemelli - giá trị của một thực tại đau yếu của đời người... Vào đầu năm, trong một cuộc phỏng vấn dài với tờ báo Ý “Gazzetta dello Sport”, Đức Thánh Cha đã nhận xét: Chiến thắng mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp khó tả, nhưng cũng có một điều gì đó kỳ diệu về một thất bại... ĐTC nhắc nhở các vận động viên Thế vận hội, "Một ngôn ngữ phổ quát có thể vượt qua những khác biệt về văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể chất, và nó gắn kết mọi người, khiến họ tham gia vào cùng một trò chơi và cùng nhau làm kẻ chiến thắng và kẻ thất bại”.

Như chúng ta trải nghiệm qua Giải vô địch bóng đá châu Âu vừa qua và giải America Cup gần đây, các vận động viên trên đường tranh đua, trên sân cỏ hoặc trên các bàn đạp, đã nỗ lực tột cùng để giành chiến thắng. Tinh thần thi đấu cũng được củng cố bởi một sự chờ đợi đã lâu, kể từ Thế vận hội cuối cùng, năm 2016 tại Rio de Janeiro.

Xét cho cùng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với chiều kích thể thao, đặc biệt ở cấp độ chuyên môn, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và chí khí vượt qua giới hạn cá nhân của mỗi người… "Hãy chứng tỏ là con người có thể đạt được sau những nỗ lực tập luyện, gắn kết và hy sinh lớn lao… Tất cả những điều này tạo thành một bài học cuộc sống, đặc biệt cho các bạn. Hy vọng Thế vận hội Tokyo này sẽ là một kết hợp qua sự căng thẳng trong cạnh tranh và tinh thần đoàn kết, giúp ban vượt qua giới hạn và chia sẻ sự mong manh… để đạt được những huy chương vàng, bạc và đồng - giấc mơ và mục tiêu chung của mọi vận động viên Olympic - là chiến thắng, tất cả phải cùng nhau tiến đạt một huy chương cao quí nhất là “tình huynh đệ đại dồng”.