Theo Benjamin Mann của hãng tin Catholic News Agency, ngày 4 tháng 9, 2011, Robert Harding, một giáo dân sống gần địa điểm ngày nay có tên là Ground Zero của Nữu Ước, cho rằng hình như nước Mỹ không lưu ý tới tiếng chuông báo thức của biến cố 11 than1g 9 năm 2001. Vì khi chứng kiến cảnh Trung Tâm Thương Mại Thế Giới xụp đổ cách căn gác Manhattan của ông 4 khu phố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Harding cảm thấy Thiên Chúa đang mời gọi con người thuộc mọi quốc gia, mọi nòi giống, mọi ngôn ngữ và mọi tôn giáo ăn năn thống hối.
Ông bảo: “Khi thấy Tòa Tháp Đôi xụp đổ, tôi không nghĩ ‘Thiên Chúa trừng phạt tôi’, nhưng cảm thấy đây là một biến cố thiêng liêng. Tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của một quyền lực thiêng liêng vô sánh. Nó gần như một tiếng còi đánh thức, ngỏ với tôi ‘hỡi nhân loại, hãy nhìn xem ngươi đang làm chi vậy. Hãy kiểm điểm chính ngươi. Đây là điểm ngươi đang hiện diện, nên hãy thức tỉnh!”.
Nhưng nhiều người Hoa Kỳ hết sức thất vọng, họ là những người kỳ vọng có được một thời đại mới cho mục tiêu và sự đoàn kết quốc gia sau ngày 11 tháng 9. Đối với Harding, một họa sĩ từng có tranh trưng bày ở nhiều nơi trên thế giới và là một người Công Giáo suốt đời, lớn lên trong thời Thế Chiến Hai, hình như nước Mỹ đã không lưu ý tới tiếng còi báo thức có tính thế giới ấy.
Harding hiện là thừa tác viên Thánh Thể tại Giáo Xứ Thánh Phêrô của Giáo Hội Công Giáo Rôma, chỉ cách Ground Zero một khu phố. Buổi sáng hôm xẩy cuộc tấn công, ông và đứa con trai nhỏ ở tại căn gác gần Tòa Tháp Đôi, còn bà vợ thì tới khu phố trên cả ngày. Khi nghe tiếng nổ lớn, ông vội từ cầu tháng cứu hỏa bước ra ngoài phố. Ông nói với Catholic News Agency ngày 1 tháng 9 vừa rồi rằng: “Lúc ấy im lặng lắm. Bỗng nhiên, không còn mấy lưu thông nữa. Xa xa kia, khoảng 3 hay 4 khu phố, tôi thấy bông giấy rơi đầy bầu trời’. Lúc ấy, ông chưa biết Tòa Tháp Phía Bắc gần căn gác của ông bị máy bay tấn công. Một nhóm hàng xóm, phần đông là đồng nghiệp họa sĩ của ông, lục tục tụ nhau lại ở phía ngoài. “Nhìn về phía nam, chúng tôi thấy rõ Toà Tháp Phía Bắc có một lỗ hổng lớn, và khói thoát ra từ đó. Có ai đó từ phía tây chạy tới, vừa chạy vừa hô ‘Một máy bay đang đâm vào tòa tháp! Tôi thấy một máy bay đang đâm vào tòa nhà!’”
Khỏang 9 giờ sáng, vẫn ôm đứa con 2 tuổi trong lòng, Harding đang say sưa bàn luận tin tức với hàng xóm, thì “bỗng nhiên, Tòa Tháp Phía Nam nổ tung trong một đám khói đen vĩ đại, sau đó là lửa, là mảnh vỡ từ toà nhà tung bay khắp phía. Chính là do chiếc máy bay thứ hai”.
Mảnh vỡ từ vụ nổ rớt xuống mái nhà thờ giáo xứ của Harding. Trong khi ấy, Trung Tâm Thương Mại Thế Giới “trông như thể sắp đổ xụp xuống chúng tôi. Và từ chỗ chúng tôi đang đứng, điều đó có nghĩa nó sẽ giáng xuống ngay trên đầu mình”.
Đang đứng trên con phố với một nhóm người, trong đó, tình cờ có cả Thị Trưởng Rudy Giuliani, ông nghe “một tiếng rầm phía sau chúng tôi… Chúng tôi thấy Tòa Tháp Phía Bắc xụp đổ. Chỉ trong vòng 10 giây”.
Cuối hôm đó, bỏ lại đám mây trông như bụi tro núi lửa phía sau, ông cùng đứa con trai lên phía bắc thành phố gặp vợ. Một trong những bạn của ông làm việc tại Nhà Hàng Windows on the World tại Tòa Tháp Phía Nam, nhưng sáng hôm đó không đi làm, thành ra thoát chết. Nhưng tất cả bạn bè của cô ta đều thiệt mạng trong biến cố này.
Sinh năm 1938 và mất cha trong Thế Chiến II, Harding cho biết ông thấy ông ít bị ngỡ ngàng vì biến cố này hơn nhiều người Mỹ trẻ tuổi hơn. Với ông, cuộc tấn công do những người Hồi Giáo quá khích chủ mưu này chỉ là “một sự nối dài lịch sử lâu dài của Hoa Kỳ… vốn là mục tiêu của ganh ghét hay cạnh tranh khủng khiếp từ mọi phe trên thế giới” cũng như đã từng xẩy ra thời Thế Chiến II.
Nhưng ông tin rằng Hoa Kỳ đã mất hướng đi trong một số khía cạnh sau ngày 11 tháng 9, thay vì nhờ cơ hội này mà trỗi dậy. Ông rất ngỡ ngàng khi Mỹ đánh mất tài lãnh đạo bởi các chính khách ngày nay chỉ toan khai thác các dị biệt của ta vì các mục tiêu chính trị hẹp hòi để được tái cử, chứ thực sự không muốn nói với Hoa Kỳ và thế giới về những vấn đề hết sức căn bản.
Harding cũng tin rằng sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, người Mỹ đã đầu hàng trước sợ hãi, đã đặt niềm tin của họ vào các chiến thuật đáng ngờ về đạo đức chỉ vì quyền lợi an ninh quốc gia. “Suốt cả đời, tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại phải nghe người ta tranh luận trên truyền hình rằng ta có nên sử dụng tra tấn hay không, và nếu sử dụng thì nên sử dụng loại nào. Há ta đã không nghe nói tới cuộc chuyển giao tù binh đầy chết chóc tại Bataan của Đế Quốc Nhật hay sao? (1) Không hiểu chuyện gì đang xẩy ra đây? Quả là điên khùng… Chỉ vì sợ hãi. Đâu có sợ hãi, đấy không thể có đức tin”.
Harding cho rằng bài học sâu sắc nhất của ngày 11 tháng 9 là người khắp năm châu bốn biển “phải khiêm hạ, phải nhìn nhận rằng thực tại được thống trị bời một quyền lực mạnh hơn chính chúng ta”. Vào ngày trên, mục tử của Harding là Cha Kevin Madigan vừa giải tội xong và đang cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, thì thư ký của ngài cho hay một máy bay vừa đâm vào một trong hai tòa tháp đôi. Sau đó, nhiều người bị thương và hấp hối được mang tới nhà thờ của Cha trên đường tới bệnh viện hay nhà xác.
Sau cuộc tấn công trên, Cha Madigan thấy nhiều người Nữu Ước cần “một cái nhìn sâu rộng hơn về Thiên Chúa, và một liên hệ sâu sắc hơn với Người, một cái nhìn có thể đứng vững dù sự việc không diễn ra theo ý muốn của chúng ta”. Ngài cho hay cũng có những thay đổi tích cực trong thành phố ngay sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, nhưng những thay đổi này khá ngắn ngủi. “Trong những tuần lễ kế tiếp, tôi thấy người ta thay đổi nhiều. Người dân thường của phố thị tỏ ra cảm thương hơn, biết chăm sóc người khác hơn. Xem ra họ sống theo những gì được coi là quan yếu đối với đời sống hơn”. Ngài vội nói thêm: “Nhưng tôi nghĩ, ta có thể nói thế này: khi việc báo thức qua đi, người ta vội bấm nút ‘snooze’ ngay lập tức, và sau đó đi ngủ tiếp”.
Hôm nay, gần đến kỷ niệm năm thứ 10 ngày quân khủng bố tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài cũng như Chuyến Bay United số 93, Cha Madigan cũng thắc mắc như Harding rằng không biết người Mỹ có sẵn sàng xem sét biến cố trên dưới ánh sáng đức tin hay không. “Chúng ta đang sống trong tình trạng chiến tranh liên miên suốt 10 năm qua, ở Afghanistan, ở Iraq, nay ở Libya. Nay mai, liệu có ở một nơi nào khác, như Yemen chẳng hạn chăng? Là Kitô hữu, ta phải làm cách nào mới tiến tới hòa bình?”
(1) Đây là cuộc chuyển giao tù binh cưỡng bức của quân đội Thiên Hoàng, trong đó 75,000 tù binh chiến tranh người Mỹ và Phi Luật Tân, bị bắt trong Trận Chiến kéo dài 3 tháng tại Bataan, buộc phải cuốc bộ 97 cây số dưới sự hành hạ dã man của quân đội Nhật, khiến hàng nghìn tù nhân thiệt mạng. Sau này, ủy ban quân sự Liên Minh coi đây là một tội ác chiến tranh.
Ông bảo: “Khi thấy Tòa Tháp Đôi xụp đổ, tôi không nghĩ ‘Thiên Chúa trừng phạt tôi’, nhưng cảm thấy đây là một biến cố thiêng liêng. Tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của một quyền lực thiêng liêng vô sánh. Nó gần như một tiếng còi đánh thức, ngỏ với tôi ‘hỡi nhân loại, hãy nhìn xem ngươi đang làm chi vậy. Hãy kiểm điểm chính ngươi. Đây là điểm ngươi đang hiện diện, nên hãy thức tỉnh!”.
Nhưng nhiều người Hoa Kỳ hết sức thất vọng, họ là những người kỳ vọng có được một thời đại mới cho mục tiêu và sự đoàn kết quốc gia sau ngày 11 tháng 9. Đối với Harding, một họa sĩ từng có tranh trưng bày ở nhiều nơi trên thế giới và là một người Công Giáo suốt đời, lớn lên trong thời Thế Chiến Hai, hình như nước Mỹ đã không lưu ý tới tiếng còi báo thức có tính thế giới ấy.
Harding hiện là thừa tác viên Thánh Thể tại Giáo Xứ Thánh Phêrô của Giáo Hội Công Giáo Rôma, chỉ cách Ground Zero một khu phố. Buổi sáng hôm xẩy cuộc tấn công, ông và đứa con trai nhỏ ở tại căn gác gần Tòa Tháp Đôi, còn bà vợ thì tới khu phố trên cả ngày. Khi nghe tiếng nổ lớn, ông vội từ cầu tháng cứu hỏa bước ra ngoài phố. Ông nói với Catholic News Agency ngày 1 tháng 9 vừa rồi rằng: “Lúc ấy im lặng lắm. Bỗng nhiên, không còn mấy lưu thông nữa. Xa xa kia, khoảng 3 hay 4 khu phố, tôi thấy bông giấy rơi đầy bầu trời’. Lúc ấy, ông chưa biết Tòa Tháp Phía Bắc gần căn gác của ông bị máy bay tấn công. Một nhóm hàng xóm, phần đông là đồng nghiệp họa sĩ của ông, lục tục tụ nhau lại ở phía ngoài. “Nhìn về phía nam, chúng tôi thấy rõ Toà Tháp Phía Bắc có một lỗ hổng lớn, và khói thoát ra từ đó. Có ai đó từ phía tây chạy tới, vừa chạy vừa hô ‘Một máy bay đang đâm vào tòa tháp! Tôi thấy một máy bay đang đâm vào tòa nhà!’”
Khỏang 9 giờ sáng, vẫn ôm đứa con 2 tuổi trong lòng, Harding đang say sưa bàn luận tin tức với hàng xóm, thì “bỗng nhiên, Tòa Tháp Phía Nam nổ tung trong một đám khói đen vĩ đại, sau đó là lửa, là mảnh vỡ từ toà nhà tung bay khắp phía. Chính là do chiếc máy bay thứ hai”.
Mảnh vỡ từ vụ nổ rớt xuống mái nhà thờ giáo xứ của Harding. Trong khi ấy, Trung Tâm Thương Mại Thế Giới “trông như thể sắp đổ xụp xuống chúng tôi. Và từ chỗ chúng tôi đang đứng, điều đó có nghĩa nó sẽ giáng xuống ngay trên đầu mình”.
Đang đứng trên con phố với một nhóm người, trong đó, tình cờ có cả Thị Trưởng Rudy Giuliani, ông nghe “một tiếng rầm phía sau chúng tôi… Chúng tôi thấy Tòa Tháp Phía Bắc xụp đổ. Chỉ trong vòng 10 giây”.
Cuối hôm đó, bỏ lại đám mây trông như bụi tro núi lửa phía sau, ông cùng đứa con trai lên phía bắc thành phố gặp vợ. Một trong những bạn của ông làm việc tại Nhà Hàng Windows on the World tại Tòa Tháp Phía Nam, nhưng sáng hôm đó không đi làm, thành ra thoát chết. Nhưng tất cả bạn bè của cô ta đều thiệt mạng trong biến cố này.
Sinh năm 1938 và mất cha trong Thế Chiến II, Harding cho biết ông thấy ông ít bị ngỡ ngàng vì biến cố này hơn nhiều người Mỹ trẻ tuổi hơn. Với ông, cuộc tấn công do những người Hồi Giáo quá khích chủ mưu này chỉ là “một sự nối dài lịch sử lâu dài của Hoa Kỳ… vốn là mục tiêu của ganh ghét hay cạnh tranh khủng khiếp từ mọi phe trên thế giới” cũng như đã từng xẩy ra thời Thế Chiến II.
Nhưng ông tin rằng Hoa Kỳ đã mất hướng đi trong một số khía cạnh sau ngày 11 tháng 9, thay vì nhờ cơ hội này mà trỗi dậy. Ông rất ngỡ ngàng khi Mỹ đánh mất tài lãnh đạo bởi các chính khách ngày nay chỉ toan khai thác các dị biệt của ta vì các mục tiêu chính trị hẹp hòi để được tái cử, chứ thực sự không muốn nói với Hoa Kỳ và thế giới về những vấn đề hết sức căn bản.
Harding cũng tin rằng sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, người Mỹ đã đầu hàng trước sợ hãi, đã đặt niềm tin của họ vào các chiến thuật đáng ngờ về đạo đức chỉ vì quyền lợi an ninh quốc gia. “Suốt cả đời, tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại phải nghe người ta tranh luận trên truyền hình rằng ta có nên sử dụng tra tấn hay không, và nếu sử dụng thì nên sử dụng loại nào. Há ta đã không nghe nói tới cuộc chuyển giao tù binh đầy chết chóc tại Bataan của Đế Quốc Nhật hay sao? (1) Không hiểu chuyện gì đang xẩy ra đây? Quả là điên khùng… Chỉ vì sợ hãi. Đâu có sợ hãi, đấy không thể có đức tin”.
Harding cho rằng bài học sâu sắc nhất của ngày 11 tháng 9 là người khắp năm châu bốn biển “phải khiêm hạ, phải nhìn nhận rằng thực tại được thống trị bời một quyền lực mạnh hơn chính chúng ta”. Vào ngày trên, mục tử của Harding là Cha Kevin Madigan vừa giải tội xong và đang cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh Phêrô, thì thư ký của ngài cho hay một máy bay vừa đâm vào một trong hai tòa tháp đôi. Sau đó, nhiều người bị thương và hấp hối được mang tới nhà thờ của Cha trên đường tới bệnh viện hay nhà xác.
Sau cuộc tấn công trên, Cha Madigan thấy nhiều người Nữu Ước cần “một cái nhìn sâu rộng hơn về Thiên Chúa, và một liên hệ sâu sắc hơn với Người, một cái nhìn có thể đứng vững dù sự việc không diễn ra theo ý muốn của chúng ta”. Ngài cho hay cũng có những thay đổi tích cực trong thành phố ngay sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, nhưng những thay đổi này khá ngắn ngủi. “Trong những tuần lễ kế tiếp, tôi thấy người ta thay đổi nhiều. Người dân thường của phố thị tỏ ra cảm thương hơn, biết chăm sóc người khác hơn. Xem ra họ sống theo những gì được coi là quan yếu đối với đời sống hơn”. Ngài vội nói thêm: “Nhưng tôi nghĩ, ta có thể nói thế này: khi việc báo thức qua đi, người ta vội bấm nút ‘snooze’ ngay lập tức, và sau đó đi ngủ tiếp”.
Hôm nay, gần đến kỷ niệm năm thứ 10 ngày quân khủng bố tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Ngũ Giác Đài cũng như Chuyến Bay United số 93, Cha Madigan cũng thắc mắc như Harding rằng không biết người Mỹ có sẵn sàng xem sét biến cố trên dưới ánh sáng đức tin hay không. “Chúng ta đang sống trong tình trạng chiến tranh liên miên suốt 10 năm qua, ở Afghanistan, ở Iraq, nay ở Libya. Nay mai, liệu có ở một nơi nào khác, như Yemen chẳng hạn chăng? Là Kitô hữu, ta phải làm cách nào mới tiến tới hòa bình?”
(1) Đây là cuộc chuyển giao tù binh cưỡng bức của quân đội Thiên Hoàng, trong đó 75,000 tù binh chiến tranh người Mỹ và Phi Luật Tân, bị bắt trong Trận Chiến kéo dài 3 tháng tại Bataan, buộc phải cuốc bộ 97 cây số dưới sự hành hạ dã man của quân đội Nhật, khiến hàng nghìn tù nhân thiệt mạng. Sau này, ủy ban quân sự Liên Minh coi đây là một tội ác chiến tranh.