Suy niệm Chúa Nhật XIV Thường niên C
Hành Trang Của Người Môn Đệ
Sau một thời gian huấn luyện, giờ đây các môn đệ được Chúa Giêsu sai đi thực hành truyền giáo. Có lẽ các ông vui lắm, niềm vui giống như các học viên sau khoá học nghề nay được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp. Nhưng niềm vui đan xen với sự lo lắng: lo lắng về hành trang; lo lắng về cách thức rao giảng Tin mừng; lo lắng vì chưa biết làm sao để chu toàn bổn phận được thầy trao phó? Chúa Giêsu hiểu tâm trạng của các môn đệ, nên trước khi sai họ đi, Ngài dặn dò họ rất nhiều điều. Chúa dặn dò gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua đoạn Tin mừng hôm nay:
1. Phải cầu nguyện
Trong ba năm đời sống công khai, Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện. Ngài cầu nguyện đặc biệt trước những biến cố quan trọng: trước khi chọn các Tông đồ; trước khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều; trước khi bước vào cuộc khổ nạn…Ngài cầu nguyện cho chính Ngài. Ngài cầu nguyện cho các môn đệ. Ngài cầu nguyện cho hết thảy mọi người. Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Ngài nhắc nhở các ông cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ. Ngài còn khẳng định: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Cho nên, nhà truyền giáo muốn thành công cần phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện và việc tông đồ luôn đi đôi với nhau. Cầu nguyện sớm tối. Cầu nguyện mọi giây phút trong ngày. Cầu nguyện trước khi lên đường. Cầu nguyện trong khi làm việc tông đồ. Cầu nguyện khi kết thúc một công việc. Cầu nguyện khi thành công. Cầu nguyện khi thất bại. Bao lâu người tông đồ gắn bó với Chúa trong lời cầu nguyện thì mọi hoạt động tông đồ đều mang tinh thần của Chúa. Trái lại, khi các hoạt động tông đồ đi ra khỏi đời sống cầu nguyện thì các công việc đó “chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng” (x. 1Cr 13,1).
2. Tinh thần phó thác
Quần áo, tiền bạc, dày dép…Là những thứ tối thiểu và cần thiết cho một chuyến đi xa. Đối với các môn đệ cũng vậy, đó là hành trang tối thiểu và cần thiết để sống và làm việc tông đồ. Thế nhưng, trước khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu lại dặn dò các ông: “Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép”(Ga 10,4). Phải chăng Chúa Giêsu không quan tâm đến các môn đệ, hay Ngài muốn dạy cho các ông bài học khác?
Thực ra, Chúa Giêsu không phủ nhận sự cần thiết của của cải vật chất. Trong ba năm giảng đạo, chính Ngài cũng đã nhận sự trợ giúp của cải của một số người. Vì vậy, khi dặn dò các môn đệ những điều trên đây, Chúa Giêsu mong muốn họ phải thanh thoát với của cải vật chất. Của cải vật chất chỉ là phương tiện, chứ không phải là cùng đích, là đầy tớ chứ không phải ông chủ. Hơn nữa, người tông đồ phải có tinh thần phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Phó thác như chim trời, như bông huệ ngoài đồng không gieo không gặt nhưng vẫn được Chúa chăm sóc giữ gìn.
Nếu người tông đồ lo lắng quá về của cải, thậm chỉ coi của cải như ông chủ thì chắc chắn sẽ không thành công trong công tác tông đồ, vì như Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Thực tế cho thấy, có rất nhiều người quá coi trọng tiền bạc, thậm chí để cho tiền bạc và người có tiền bạc điều khiển mình và công việc tông đồ nên đã thất bại thảm hại.
3. Mang sự bình an
Khi có tinh thần cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa, nhất là có tinh thần thanh thoát với của cải vật chất, chắc chắn người tông đồ sẽ có được sự bình an. Sự bình an này không phải là sự bình an của con người nhưng là sự bình an của Chúa. Sự bình an của Chúa là sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an trong tâm hồn là sự bình an của người không vươn vấn tội lỗi, nhất là tội trọng. Đây là điều Chúa Giêsu mong muốn. Vì bao lâu có sự bình an của Chúa thì nhà truyền giáo mới có thể đem sự bình an đó trao ban cho người khác. Chúa Giêsu nói: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con” (Ga 10,5-6).
Chắc chắn các Tông đồ đã đem sự bình an của Chúa đến được với rất nhiều người, bằng chứng là thành quả mà các ông báo cáo lại cho Chúa Giêsu: “Nhân danh Thầy thì cả quỷ cũng vâng phục chúng con”(x. Ga 10,17).
4. Hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời
Nhà truyền giáo thường dựa vào các kết quả bên ngoài để đánh giá về thành công hay thất bại của mình: đi được bao nhiêu nơi, thành lập được bao nhiêu cộng đoàn, rửa tội được bao nhiêu người, xây dựng được bao nhiêu nhà thờ, đẩy lùi được bao nhiêu tệ nạn, giúp được bao nhiều người tội lỗi trở về với Chúa…Sai lầm lớn nhất của nhà truyền giáo là nhận hết tất cả những thành công đó về cho mình, nhờ mình mới có được những thành quả đó. Các môn đệ hôm nay cũng báo cáo với Chúa Giêsu trong thái độ mang chút tự hào: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”(Ga 10,17). Chúa Giêsu không hoan nghênh về kết quả mà các môn đệ báo cáo, nhưng Ngài cho các ông biết: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10, 18-20).
Như vậy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở các môn đệ rằng, những thành quả mà các ông gặt hái được đó chính là nhờ ơn Chúa, nhờ quyền năng của Chúa ban cho các ông. Các ông chỉ là những người làm việc bổn phận của mình. Vì vậy, các ông không nên mừng vì điều đó, nhưng: “Hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10,20).
5. Sứ mạng của mỗi người chúng ta hôm nay?
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người kitô hữu chúng ta cũng được Chúa sai đi. Hành trang chúng ta cần trang bị cũng phải là: đời sống cầu nguyện, tinh thần phó thác và sự bình an của Chúa. Tuỳ khả năng, hoàn cảnh và địa vị chúng ta hãy mang những thứ đó đến với mọi người: đem đến cho các thành viên trong chính gia đình chúng ta; cho các thành viên trong hội đoàn chúng ta sinh hoạt; hãy đem đến cho các thành viên trong họ đạo, giáo xứ chúng ta; cho những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày ở trường học, công sở, xí nghiệp, chợ búa và bất cứ nơi nào chúng ta đang sống. Để nhờ đó, Chúa có thể đến được với mọi người. và mọi người đến được với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sai các Tông đồ và các môn đệ ra đi truyền giáo. Sứ mệnh đó Chúa muốn được tiếp tục nơi mỗi kitô hữu chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn hăng hái lên đường trong tinh thần cầu nguyện và phó thác, để đem sự bình an của Chúa đến với mọi người chúng ta gặp gỡ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Hành Trang Của Người Môn Đệ
Sau một thời gian huấn luyện, giờ đây các môn đệ được Chúa Giêsu sai đi thực hành truyền giáo. Có lẽ các ông vui lắm, niềm vui giống như các học viên sau khoá học nghề nay được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp. Nhưng niềm vui đan xen với sự lo lắng: lo lắng về hành trang; lo lắng về cách thức rao giảng Tin mừng; lo lắng vì chưa biết làm sao để chu toàn bổn phận được thầy trao phó? Chúa Giêsu hiểu tâm trạng của các môn đệ, nên trước khi sai họ đi, Ngài dặn dò họ rất nhiều điều. Chúa dặn dò gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua đoạn Tin mừng hôm nay:
1. Phải cầu nguyện
Trong ba năm đời sống công khai, Chúa Giêsu đã từng cầu nguyện. Ngài cầu nguyện đặc biệt trước những biến cố quan trọng: trước khi chọn các Tông đồ; trước khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều; trước khi bước vào cuộc khổ nạn…Ngài cầu nguyện cho chính Ngài. Ngài cầu nguyện cho các môn đệ. Ngài cầu nguyện cho hết thảy mọi người. Ngài dạy các Tông đồ cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. Ngài nhắc nhở các ông cầu nguyện luôn kẻo phải sa chước cám dỗ. Ngài còn khẳng định: “Không có Thầy các con không thể làm được việc gì”(x. Ga 15,5). Cho nên, nhà truyền giáo muốn thành công cần phải gắn bó với Chúa trong đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện và việc tông đồ luôn đi đôi với nhau. Cầu nguyện sớm tối. Cầu nguyện mọi giây phút trong ngày. Cầu nguyện trước khi lên đường. Cầu nguyện trong khi làm việc tông đồ. Cầu nguyện khi kết thúc một công việc. Cầu nguyện khi thành công. Cầu nguyện khi thất bại. Bao lâu người tông đồ gắn bó với Chúa trong lời cầu nguyện thì mọi hoạt động tông đồ đều mang tinh thần của Chúa. Trái lại, khi các hoạt động tông đồ đi ra khỏi đời sống cầu nguyện thì các công việc đó “chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng” (x. 1Cr 13,1).
2. Tinh thần phó thác
Quần áo, tiền bạc, dày dép…Là những thứ tối thiểu và cần thiết cho một chuyến đi xa. Đối với các môn đệ cũng vậy, đó là hành trang tối thiểu và cần thiết để sống và làm việc tông đồ. Thế nhưng, trước khi sai các môn đệ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu lại dặn dò các ông: “Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép”(Ga 10,4). Phải chăng Chúa Giêsu không quan tâm đến các môn đệ, hay Ngài muốn dạy cho các ông bài học khác?
Thực ra, Chúa Giêsu không phủ nhận sự cần thiết của của cải vật chất. Trong ba năm giảng đạo, chính Ngài cũng đã nhận sự trợ giúp của cải của một số người. Vì vậy, khi dặn dò các môn đệ những điều trên đây, Chúa Giêsu mong muốn họ phải thanh thoát với của cải vật chất. Của cải vật chất chỉ là phương tiện, chứ không phải là cùng đích, là đầy tớ chứ không phải ông chủ. Hơn nữa, người tông đồ phải có tinh thần phó thác, tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Phó thác như chim trời, như bông huệ ngoài đồng không gieo không gặt nhưng vẫn được Chúa chăm sóc giữ gìn.
Nếu người tông đồ lo lắng quá về của cải, thậm chỉ coi của cải như ông chủ thì chắc chắn sẽ không thành công trong công tác tông đồ, vì như Chúa Giêsu đã cảnh cáo: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24). Thực tế cho thấy, có rất nhiều người quá coi trọng tiền bạc, thậm chí để cho tiền bạc và người có tiền bạc điều khiển mình và công việc tông đồ nên đã thất bại thảm hại.
3. Mang sự bình an
Khi có tinh thần cầu nguyện, gắn bó mật thiết với Chúa, nhất là có tinh thần thanh thoát với của cải vật chất, chắc chắn người tông đồ sẽ có được sự bình an. Sự bình an này không phải là sự bình an của con người nhưng là sự bình an của Chúa. Sự bình an của Chúa là sự bình an trong tâm hồn. Sự bình an trong tâm hồn là sự bình an của người không vươn vấn tội lỗi, nhất là tội trọng. Đây là điều Chúa Giêsu mong muốn. Vì bao lâu có sự bình an của Chúa thì nhà truyền giáo mới có thể đem sự bình an đó trao ban cho người khác. Chúa Giêsu nói: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con” (Ga 10,5-6).
Chắc chắn các Tông đồ đã đem sự bình an của Chúa đến được với rất nhiều người, bằng chứng là thành quả mà các ông báo cáo lại cho Chúa Giêsu: “Nhân danh Thầy thì cả quỷ cũng vâng phục chúng con”(x. Ga 10,17).
4. Hãy mừng vì tên các con đã được ghi trên trời
Nhà truyền giáo thường dựa vào các kết quả bên ngoài để đánh giá về thành công hay thất bại của mình: đi được bao nhiêu nơi, thành lập được bao nhiêu cộng đoàn, rửa tội được bao nhiêu người, xây dựng được bao nhiêu nhà thờ, đẩy lùi được bao nhiêu tệ nạn, giúp được bao nhiều người tội lỗi trở về với Chúa…Sai lầm lớn nhất của nhà truyền giáo là nhận hết tất cả những thành công đó về cho mình, nhờ mình mới có được những thành quả đó. Các môn đệ hôm nay cũng báo cáo với Chúa Giêsu trong thái độ mang chút tự hào: “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con”(Ga 10,17). Chúa Giêsu không hoan nghênh về kết quả mà các môn đệ báo cáo, nhưng Ngài cho các ông biết: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10, 18-20).
Như vậy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở các môn đệ rằng, những thành quả mà các ông gặt hái được đó chính là nhờ ơn Chúa, nhờ quyền năng của Chúa ban cho các ông. Các ông chỉ là những người làm việc bổn phận của mình. Vì vậy, các ông không nên mừng vì điều đó, nhưng: “Hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời”(Ga 10,20).
5. Sứ mạng của mỗi người chúng ta hôm nay?
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người kitô hữu chúng ta cũng được Chúa sai đi. Hành trang chúng ta cần trang bị cũng phải là: đời sống cầu nguyện, tinh thần phó thác và sự bình an của Chúa. Tuỳ khả năng, hoàn cảnh và địa vị chúng ta hãy mang những thứ đó đến với mọi người: đem đến cho các thành viên trong chính gia đình chúng ta; cho các thành viên trong hội đoàn chúng ta sinh hoạt; hãy đem đến cho các thành viên trong họ đạo, giáo xứ chúng ta; cho những người chúng ta gặp gỡ hằng ngày ở trường học, công sở, xí nghiệp, chợ búa và bất cứ nơi nào chúng ta đang sống. Để nhờ đó, Chúa có thể đến được với mọi người. và mọi người đến được với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sai các Tông đồ và các môn đệ ra đi truyền giáo. Sứ mệnh đó Chúa muốn được tiếp tục nơi mỗi kitô hữu chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn hăng hái lên đường trong tinh thần cầu nguyện và phó thác, để đem sự bình an của Chúa đến với mọi người chúng ta gặp gỡ. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành